Lược sử Tai biến luận

  • Georges Cuvier nghiên cứu nhiều hóa thạch cổ và nhận thấy rằng rất nhiều mẫu vật ông có trong hồ sơ hóa thạch của mình không hề thấy ở bất kì nơi nào trên Trái đất. Do đó, ông suy đoán rằng thảm họa gây ra sự tuyệt chủng gần đó nhất ở Âu-Á là ngập lụt lớn ở vùng trũng, tuy nhiên ông không hề đề cập đến trận lụt của Nô-ê. Ông cũng không bao giờ đề cập đến sự sáng tạo của thần thánh. Cuvier tuy chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng Khai sáng, nhưng ông cũng chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng Pháp thời đó, nên đã tránh suy đoán tôn giáo hoặc siêu hình trong các bài viết khoa học của mình. Cuvier tin rằng các biến đổi địa tầng đã gây ra phần lớn thảm họa kiểu này, đồng thời cho rằng các sự kiện tự nhiên lặp lại theo chu kì ổn định trong lịch sử Trái đất, từ đó ông ước đoan rằng Trái đất phải vài triệu năm tuổi.[3][4][5]
  • Tuy nhiên, "lý thuyết" của ông lại được trình bày khác đi ở Anh, nơi mà Thần học tự nhiên luận có ảnh hưởng mạnh mẽ hồi đó. William Buckland và Robert Jameson đã giải thích công trình của Cuvier theo cách khác đi ít nhiều, nhất là họ "liên kết" với trận lụt trong Kinh thánh và cả thảm họa băng hà do Louis Agassiz chủ trương. Do đó, "lý thuyết" của Cuvier lan rộng.[6]
  • Những lý thuyết giải thích sự hình thành đá trầm tích và các biến đổi địa chất rộng lớn đã được tìm thấy trong bài viết của James Hutton - cha đẻ của địa chất học thế kỷ XVIII. Đầu thế ki XIX, nhà địa chất học nổi tiếng Charles Lyell đã xây dựng dựa trên tư tưởng của Hutton lý thuyết về Nguyên tắc địa chất (xuất bản vào khoảng năm 1830) và cả lý thuyết về các trận đại hồng thủy.[7][8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tai biến luận http://www.catastrophism.com/ http://www.pibburns.com/catastro/extinct.htm http://www.psi.edu/projects/moon/moon.html //doi.org/10.1016%2Fj.quascirev.2007.07.003 //doi.org/10.1086%2F271929 https://books.google.com/books?id=vC4c3Kx746QC https://www.merriam-webster.com/dictionary/catastr... https://sciencing.com/catastrophism-biology-21515.... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/2007QSRv...26.20... https://web.archive.org/web/20010108121600/http://...